Ngoài việc dùng để giải trí với các trò chơi bài quen thuộc thì bộ bài lá còn dùng để bói toán… thế nhưng không phải ai cũng biết đến nguồn gốc cũng như ý nghĩa của những lá bài này.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã biết đến những con bài đỏ đen trong bộ bài Tây 52 lá. Trong những lúc rảnh rỗi chúng ta thường mang chúng ra chơi vài ván để giải trí hoặc hơn thế, sát phạt lẫn nhau. Bài có tác dụng giải trí và thư giãn đồng thời nó cũng là ” công cụ” để bói toán. ..Nhưng ít ai biết rằng nó có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Bạn muốn biết những điều bí mật về các quân bài hay không? Hãy cùng thanpoker.com tìm hiểu thôi nào.
Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của các lá bài tây 52 lá.
Bộ bài hiện nay gồm 52 cây, nó được gọi là bộ bài Tây được phổ biến trên toàn thế giới.
Theo một số thông tin ban đầu, thú chơi bài từng được đón tiếp nồng nhiệt ở Venise, rồi Tây Ban Nha. Chưa đầy 100 năm sau ở Paris, đã phát sinh ngành công nghiệp sản xuất bài nhằm thỏa mãn đam mê của Vua Pháp Charles VI (1368-1422). Đến năm 1480, người Anh bị mê hoặc bởi bộ bài 52 lá. Đến thế kỷ 16 và 17, bộ bài 52 lá trở nên thông dụng trong tất cả các tầng lớp dân chúng ở Anh.
Lúc đầu 4 nước bài có dạng là TIM, CHUÔNG, LÁ và QUẢ SỒI. Đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh TIỀN, CỐC, KIẾM và GẬY. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến.
TIỀN tượng trưng cho giới thương nhân
CỐC cho Nhà Thờ
KIẾM cho giới quân sự
GẬY là cho tầng lớp lao động.
Tương tự ba quân bài cao nhất:
Quân Già tượng trưng cho vua
Quân Đầm tượng trưng cho Hoàng Hậu
Quân Bồi tượng trưng cho người hầu.
Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: TIM, CƠ, CÁNH CHUỒN, NGỌN GIÁO (mà ta vẫn quen gọi là CƠ, RÔ, CHUỒN (NHÉP), BÍCH do bắt chước lối phát âm). Tuy vậy, có điều khá lạ là nước Bích không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân tức những người nghèo khổ.
Thuở ban đầu, CƠ ( ♥ ) có nghĩa là tâm hồn cao thượng, sự thanh cao.
RÔ ( ♦ ) có nghĩa là sự giàu có, quyền lực của giới thương nhân (Rô hình thoi làm người ta nhớ đến các viên ngói lợp trên các ngôi nhà mà giới thương nhân đến bàn bạc chuyện làm ăn)
CHUỒN ( ♣ ) được xem là tượng trưng cho giới nông dân nhưng thực sự nó chỉ đơn giản thể hiện hình một chiếc lá cánh chuồn.
Mỗi quân bài BỒI, ĐẦM, GIÀ tượng trưng cho một nhân vật lịch sử có thật:
Già Cơ chính là Hoàng Đế Charlemagne (747-814).
Đầm Cơ chính là bà Judith mà theo truyền thuyết đã giải thoát dân tộc Judeé khỏi ách bạo tàn của người Assyrien.
Bồi Cơ chính là La Hire (1390-1443) người bạn đường thân tín của nữ anh hùng Joan d’Arc.
Lai lịch của con đầm Bích vẫn chưa được xác định. Có người cho rằng đó có thể là một bà Hoàng Hậu nào đó của Pháp.
Trong số các truyền thuyết của bộ bài 52 lá có cả truyền thuyết về lá bài 9 Rô. Trong một thời gian dài, quân bài này đã được gọi là “tai họa của xứ Scottland”. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746). Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scottland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.
Đánh Bài Online, Xì tố, đánh bài tiến lên, bài Poker,Tiến Lên Miền Nam, Game bài đổi thưởng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét