Ai cũng biết rằng những game Poker online hiện nay rất đông những người chơi “tight-aggressive” (còn được gọi là các “TAG”).
Nhưng cùng với những TAG giỏi luôn kèm theo một số lượng người chơi ‘hòa vốn’ hoặc kém hơn đang ngày càng tăng lên đươc biết đến với cái tên “TAGfish”.
Mới nhìn qua, khó có thể phân biệt ngay được một TAGfish với một TAG giỏi đúng nghĩa. Anh ta luôn Buy-in đủ, tham gia mọi Hand, có bảng thành tích khá ổn và luôn chơi theo kiểu anh ta nghĩ là ‘good Poker’.
Nhưng anh ta dường như không thể thắng.
Đó là bởi vì còn nhiều thứ khác trong Poker ngoài có được những chỉ số “ổn”. Poker là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ kỹ càng, bạn không thể lúc nào cũng bắt chước những gì đọc được mà có thể trở thành những “cỗ máy in tiền”.
Bạn phải biết cách áp dụng những gì học được để có những quyết định đúng đắn mỗi khi phải lựa chọn.
Nhưng một TAGfish lại không như thế. Anh ta lăp đi lặp lại một kiểu chơi ngày qua ngày, bất kể trường hợp nào. Và anh ta luôn thua cuộc với suy nghĩ rằng mình là kẻ kém may mắn nhất trên thế giới.
Vậy đâu là những dấu hiệu chứng tỏ bạn là một TAGfish?
Biết người nhưng không biết mình:
Ai cũng biết rằng chơi Poker thì quan trọng là phải cố đoán được giá trị Hand của đối phương nằm trong khoảng nào (range). Đó là một trong những kỹ năng cơ bản nhất trong Poker.
Nhưng một TAGfish không bao giờ nghĩ đến range của chính anh ta. Đối phương theo đó lựa chọn nhiều kiểu chơi khác nhau phụ thuộc vào những Hand mà họ nghĩ rằng bạn đang có.
Bạn sẽ không bao giờ có thể dự đoán chính xác bài của đối phương nếu không nghĩ đến những lá bài của chính bạn.
Phải suy nghĩ đến range của bài đối thủ trước bất
kể hành động gì.
Sử dụng không đúng cách những kỹ năng:
Khi một TAGfish cố gắng chơi Poker tốt hơn. Anh ta xem video, đọc nhiều bài báo và tìm hiểu Poker một cách kỹ lưỡng. Thế nhưng anh ta lại không áp dụng chúng đúng cách.
Hiểu được rằng việc liên tục Bet và Fold là không đúng, vạy nên anh ta chỉ cần “fire every second barrel.”
Anh ta học cách lợi dụng những người chơi c-bet nhiều để có thể “float” trong Flop và thắng Pot trong Turn, nhưng rồi anh ta sẽ “float” với “pure air” thay vì “gutshot” hoặc là những Hand có cơ hội giành chiến thắng trong những lượt sau.
Biết đươc rằng “three-betting light” (Re-raise Pre-flop với một Hand chơi được) là có lợi, thế nhưng khi thực hiện anh ta lại bỏ qua tần số Call “three-betting light” của đối phương. Cứ thế dần dần sẽ đến lúc gặp những Hand yếu, anh ta sẽ tự gây bối rối cho bản thân.
Anh ta chỉ biết được một nửa của vấn đề. Biết cách thực hiện, thế nhưng lại không biết nên làm khi nào và làm với ai.
Coi mọi vị trí của người chơi là giống nhau:
TAGfish coi vị trí Cut-off và Button là hoàn toàn như nhau. Nếu một người Raise từ sớm, anh ta sẽ Call khi đang ở vị trí Cut-off với 6(cơ) 9(cơ) và nghĩ rằng hoàn toàn ổn.
Thế nhưng mọi thứ lại không đơn giản như vậy. Bạn sẽ vẫn còn một người nữa ngồi ngay sau và nếu anh ta biết chơi, bạn sẽ có thể phải khốn đốn.
Player đó có thể Raise gấp 3 mà không lo sợ bất cứ điều gì khi mà bạn Call với những lá bài yếu, cầu may. Khi đó anh ta có thể gây áp lực để cướp vị trí trong Post-flop và rồi cho bạn nếm mùi sau Flop.
Khi mà những TAG giỏi lợi dụng Button, một TAGfish lại dễ dàng bị lơi dụng bởi chính điều này.
Quá tự tin với tỉ lệ của mình:
Một TAGfish nghỉ rằng bất cứ khi nào có bài đẹp là anh ta sẽ có chips. Anh ta thấy khi Call trong Blind với một Pocket-Pair và rồi có một Set, anh ta sẽ luôn là người chiến thắng cuối cùng.
Do vậy nên anh ta Call Post-flop với Hand tưởng như là rất mạnh, Check-Folds khi không có gì, và khi cuối cùng có được một bộ rất mạnh, anh ta lại quá nóng vội và làm đối phương Fold.
Mất toàn bộ cố gắng tìm kiếm Hand đó và khi có được nó thật thì lại không thể nào có cơ hội gỡ lại số tiền đã mất.
Để lộ những điểm yếu Post-flop:
Một TAGfish bình thường sẽ chơi khá ổn trong lượt Pre-flop. Anh ta có khả năng xử lí nó đến một mức độ nào đó.
Anh ta biết không thể limp Q-9 offsuit ngay và chờ đợi kết quả, biết được rằng A-K cần phải Raise mới có giá trị, etc. Nhưng khi mà lượt Flop bắt đầu, những lỗi sai bắt đầu hiện diện.
Biết khi nào phải Fold Pre-flop là dễ. Nhưng để biết khi nào nên bỏ Top-Pair, Kicker giá trị thấp thì lại không đơn giản. Và sẽ rất khó để nắm bắt được thời điểm nên “double barrel” hay “triple barrel.”
Một TAGfish sẽ chỉ quan tâm quá nhiều đến bài của mình mà bỏ qua những yếu tố quan trọng khác.
Cho rằng mọi quyết định là riêng lẻ, không liên quan đến nhau:
Một TAGfish thường đứng trước một sự lựa chọn khó khăn và nghĩ, ”Trời, đen quá, phải làm cái quái gì bay giờ?”
Thật ra, không phải vì tình huống đặt anh ta vào thế khó, mà chính là vì trước đó, anh ta đã phạm sai lầm trong cách chơi Hand của mình.
Không có bất kỳ một kế hoạch nào sẵn trong đầu, anh ta chỉ làm và suy nghĩ theo bản năng. Nói theo một cách khác, anh ta chỉ biết chơi một cách bị động mà không chủ động.
“Poker hơn nhau là ở post-flop. Còn Pre-flop là chuyện quá đơn giản.”
“Tilt” quá nhiều:
Khi một TAGfish có dấu hiệu “tilt”, chắc chắn anh ta sẽ không chơi tốt nhất có thể. Anh ta quá vội vàng trong quyết định, phó mặc cho cảm xúc chi phối. Và tồi tệ nhất, anh ta không biết dừng lại.
TAGfish thích gỡ vốn khi thua, và sẽ chơi cả ngày để gỡ lại. Còn vào một ngày đẹp trời thì anh ta lại từ bỏ sớm và chơi với lượng Bet nhỏ để đảm bảo có tiền mang về.
Hồi kết: Nếu những điều trên có vẻ rất giống bạn, đừng quá lo lắng. “Căn bệnh” TAGfish có thể chữa khỏi.
Giải pháp: Tập trung để có một quyết định chính xác nhất trong mọi thời điểm và hãy kiên nhẫn. Rất nhiều lúc, những Hand mạnh nhất sẽ không đến với bạn ngay từ đầu.
Nhưng nếu bạn cố hết sức để nghĩ về điều có lợi trong từng lựa chọn, bạn sẽ có ngày càng nhiều hơn những quyết định đúng đắn. Nếu bạn muốn kiếm tiền bằng Poker – đừng trở thành một TAGfish – đó chính xác là điều phải bắt đầu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét