Show bài – bạn nói cho đối thủ cách chơi của bạn!
Dù lý do của họ là gì, rõ ràng việc show bài có một hệ quả thứ hai – nó cung cấp cho những đối thủ đang quan sát bạn trên bàn những thông tin giá trị về lối chơi của bạn và cách thức để đánh bại bạn. Dưới đây là 2 tình huống mình đã ăn được pot mà lẽ ra có thể mình đã không thể thắng được.
Ví dụ 1:
Gần đây khi chơi ở PokerStars mình tình cờ ngồi cùng bàn với một cậu bạn đã quen biết nhau hơn 30 năm. Tuy nhiên, cậu ta chỉ mới chơi poker và vẫn còn đang học những thứ cơ bản. Bọn mình thường hay bàn luận về kiến thức cơ bản và cách chơi các ván bài. Đó là một bàn 1$ – 2$, khi mình vào thì cậu ta đã ngồi ở đó từ trước rồi. Một trong những điều đầu tiên mình nhận thấy là một vài người đang mở pot với 7$ hay 8$, một số tiền cược mở pot khá nhỏ đối với game 1$ – 2$. Cậu bạn của mình cũng cược mở pot một, hai lần như thế. Ở một ván bài, cậu ta mở cược với 7$, chỉ có một người theo, nhưng sau đó lại không cược tiếp (c-bet) ở Flop với 9 cao nhất. Rõ ràng bất cứ over-pair nào từ 10 trở lên đều sẽ cược được, vậy nên mình đoán cậu ta có AT+ (một khoảng bài gồm AT, AJ, AQ, AK – xem cách ký hiệu khoảng bài ở đây) hoặc là một đôi nhỏ nhưng không hit set. Cậu ta úp bài khi đối thủ bet ở turn, nên mình chẳng thể biết cậu ta có gì.
Tuy nhiên, không lâu sau cậu ấy mở cược 13$. Lần này không ai theo cả và cậu ta ăn được tiền mù. “Đúng là cái số, mãi mới có bài đẹp thì mọi người lại fold”, cậu bạn của mình vừa gõ vào ô chat vừa lật bài lên show đôi KK. Cậu ta nhận được một vài mặt cười từ mọi người, còn mình thì có được một thông tin quý giá – cậu ấy quyết định lượng tiền cược mở đầu tùy theo sức mạnh bài được chia – một sai lầm thường gặp ở những người mới chơi poker.
Có lẽ bạn đoán được điều gì xảy ra sau đó. Lần tiếp theo cậu ấy mở cược với 7$, mình lập tức 3-bet lên 22$ và cậu ta fold. Mình có gì? Mình thực sự không thể nói cho bạn – không phải vì mình không nên tiết lộ bài của mình (mặc dù đó là chủ đề của bài viết này), mà bởi vì mình còn chẳng buồn nhìn bài. Mình đã quyết sẽ 3-bet khi anh ta mở cược 7$ ở lần kế tiếp bất kể mình có gì. Thế nên việc nhìn vào bài sẽ chỉ khiến mình run tay nếu như được chia J2o chẳng hạn hay bất kỳ bài rác nào đó – điều xảy ra 90% thời gian khi chơi Texas Hold’em.
Như thường làm, sau buổi hôm đó bọn mình đã bàn về cách chơi của cậu ấy. Mình không nghĩ cậu ấy sẽ quyết định lượng tiền cược dựa trên bài mình cầm nữa.
Ví dụ 2:
Trong một buổi khác, mình chung bàn với con bé luôn muốn thể hiện. Ả ta không thể nhịn việc show cho mọi người thấy ả chơi hay ra sao hay quyết định fold của ả khó khăn cỡ nào. Trong vòng 90 phút, mình đã dựng được một bức tranh tổng thể đáng kinh ngạc về lối chơi của ả này. Đây là những điều mình đã quan sát được:
- Top pair là nhất, chẳng cần biết kicker là gì.
- Nếu ả có top pair trở lên ở flop, ả sẽ cược luôn 20$ mặc kệ ai tố trước đó. Turn bet sẽ là 30$.
- Nếu ả có bất kỳ một đôi nhỏ nào hay bài đợi, ả sẽ cược ngay một số tiền nhỏ (kiểu 11$ hay 12$), với hy vọng định cái giá để mua bài đợi. Một lần mình đã thấy ả làm như vậy với bottom pair (33), và một lần với bài tẩy đôi 66 nhỏ hơn cả 3 lá bài chung trên bàn.
- Ả sẽ check/fold nếu chẳng có gì, thỉnh thoảng nói hay show cho mọi người thấy ả không có gì.
- Ả sẽ cược một phát lớn ở river nếu vòng turn trước đó cả 2 đều check. Khi đối thủ bỏ bài, ả show một bài đợi thùng rất đẹp. “Vẫn hơn bài tôi” đối thủ của ả nói đùa.
Đó là cả núi thông tin về đối phương mà mình quan sát được trong chưa đầy hai tiếng. Việc cô bé chơi quá nhiều hand cộng với việc show bài ở hầu hết các ván cơ bản đã giúp cho mình chơi với cô ta với lượng thông tin gần như hoàn hảo – tất cả mình cần chỉ còn là 1 hand để hạ gục ả.
May sao, một lúc sau mình được chia một hand ngon. Một tay chơi không chặt lắm mở cược 10$ ở UTG. Hắn chỉ còn 25$ trong tay và chỉ đang phá nốt trước khi đứng lên. Mình được chia AK đồng chất ở vị trí button, chắc chắn trên khoảng bài của hắn. Do đó mình tố lên 25$ và đoán rằng hắn sẽ bỏ nốt vào. Tuy nhiên, trước khi đến lượt hắn, cô bạn của chúng ta đã call từ vị trí blind. Anh chàng tố đầu tiên bỏ nốt 15$ còn lại vào. 3 người bước vào Flop.
Flop ra K-Q-3 cầu vồng (3 chất khác nhau). Mình hit top pair. Cô bạn của mình cược luôn 25$. Đây là mức cược hơi lớn, thường là dấu hiệu có top pair theo như những quan sát của mình. Tuy nhiên mình băn khoăn là liệu mức cược của ả có thay đổi (mà nên như vậy) trong tình huống có 3-bet không. Mình cân nhắc việc tố lấy lợi nhuận. Mình cảm thấy cô bé khả năng đang cầm KJ hay KT đồng chất ở đây, và dự đoán cô ả sẽ không chơi đôi KK với kicker quá thấp khi có 3-bet. Tất nhiên, nếu KQ thì mình thua. Có lẽ mình bỏ lỡ cơ hội lấy thêm lợi nhuận ở đây, nhưng cuối cùng mình chọn call với suy nghĩ rằng mình sẽ biết thêm qua động thái ở vòng turn của ả.
Turn ra một con 8. Và cô nàng có một hành động ngoài dự kiến: check. Trước đây mình chưa thấy cô ả check ở turn sau khi đã bet ở flop – cô ả thường bet tiếp để “đặt giá” với các đôi nhỏ. Có lẽ lần này pot đã quá to với cô nàng. Lúc này mình chắc đến 99% là mình có bài mạnh nhất, và chỉ còn tính toán làm sao để tối ưu lợi nhuận. Nhớ lại cái ván mà cô nàng show bài đợi thùng nên mình cũng check. Mình nghĩ nàng ta sẽ bluff ở river, với số tiền lớn hơn là mình cược vòng turn này, dựa trên quan sát số tiền cô ta bluff lần trước.
River ra thêm một lá K nữa giúp mình có bộ 3 nhưng chẳng thay đổi gì cả. Mình vẫn rất tự tin ở bài mình và sẵn sàng vồ bluff của ả. Cô bé đã không để mình buồn, rất nhanh nàng quăng ra 55$. Mình call ngay và chờ ngửa bài. Nàng có AQ!
Mình cho rằng chiến lược bet-check-vồ của mình đã kiếm được nhiều tiền hơn so vơi bet-bet-bet. Và quan trọng là mình đưa ra sách lược này dựa trên chính những thông tin cô bé đã nói cho mình biết cách khai thác lợi nhuận từ ẻm. Với người bạn của mình, mình còn thắng mà không cần nhìn bài, nhờ vào những thông tin cậu ta cung cấp cho cả bàn miễn phí.
Từ những ví dụ trên, rõ ràng rằng việc show bài của bạn trên bàn poker có thể mang lại cho bạn vài cái mặt cười hoặc đề cao cái tôi của bạn, nhưng nó sẽ chẳng giúp ích gì cho tỷ lệ thắng của bạn! Bạn có đồng ý với điều đó không? Hãy cho mình biết quan điểm của bạn ở phần bình luận nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét